Ván OSB

Ván OSB là gì?

OSB là viết tắt của Oriented Strand Board được làm từ các dăm gỗ, sắp xếp theo lớp xen kẽ, liên kết với nhau bằng keo dán và ép ở nhiệt độ, áp suất cao. Tạo nên tấm OSB rắn chắc và bền, là vật liệu lý tưởng trong thi công xây dựng nội thất.

Ván OSB được xem là giải pháp thay thế rẻ hơn so với ván ép plywood và gỗ tự nhiên nhưng độ bền, cứng không kém đi nhiều.

Thông số kỹ thuật ván OSB

  • Kích thước: 1220mm x 2440mm
  • Độ dày: 8mm, 9mm, 12mm, 15mm, 18mm
  • Bề mặt: Hoàn thiện
  • Tiêu chuẩn: OSB1,0SB2,0SB3,OSB4
  • Chất liệu dăm: Gỗ cao su, gỗ dương, gỗ thông, gỗ hỗn hợp
  • Độ ẩm: 8%-12%
  • Chứng nhận: CE, CARB, FSC
  • Keo dán: WBP, MR, Melamine, E1, E2
  • Mật độ: 600-700 kg/m3
  • Giá: giá cạnh tranh theo số lượng
  • Sử dụng: Ngoài trời, đồ nội thất, trang trí, đóng gói, xây dựng

Ứng dụng Ván OSB

Vật liệu lót sàn, ốp tường: Sàn có thể lót bằng nhiều vật liệu khác nhau trong đó tấm OSB là lựa chọn hoàn hảo tạo nhiều điểm nhấn với chi phí rẻ.
Vật liệu ốp la phong mái nhà: Để làm la phong, đóng trần nhà có thể chọn các vật liệu gỗ tự nhiên như gỗ thông, vân sam, hay kim loại nhôm. Nhưng nếu bạn chọn tấm OSB làm la phong trần cũng rất tốt, mang lại vẻ đẹp tự nhiên. Một lựa chọn chi phí rẻ, tuy nhiên OSB hấp thụ độ ẩm và phồng lên. Để giải quyết vấn đề này, OSB nên được xử lý bằng vật liệu chống thấm nước ở mặt và các cạnh.
Đóng đồ nội thất: OSB sử dụng để làm đồ nội thất như ghế, bàn, kệ, hệ tủ, vách ngăn trang trí, bậc cầu thang…Đối với những khách hàng thích tự decor trang trí nhà cửa (DIY), OSB là lựa chọn tuyệt vời vì nó nhẹ, tiết kiệm chi phí, dễ gia công, lắp đặt và có thể sơn hoặc nhuộm màu để phù hợp với bất kỳ thẩm mỹ mong muốn nào.

Ưu và nhược điểm khi sử dụng ván OSB

Vài năm trở lại đây, ván OSB trở nên phổ biến hơn nhờ những ưu điểm nổi bật. Không giống như ván dăm, OSB sử dụng những dăm gỗ dài hơn và thô hơn để tăng cường độ bền cơ học và khả năng chống nước.
Vì thế trong một vài trường hợp được xử lý bề mặt và cạnh chống thấm nước, OSB có thể sử dụng ngoài trời hoặc ở những khu vực có độ ẩm cao. Nếu bạn đang tìm kiếm một vật liệu nội thất chắc chắn và thân thiện với môi trường, thì OSB là lựa chọn phù hợp!

Một trong những ưu điểm chính của OSB là độ bền và độ chắc chắn, khiến nó trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng có kết cấu chịu lực như sàn nhà, ốp tường và lợp mái.
OSB cũng đồng đều và nhất quán hơn về độ dày và mật độ so với ván ép hoặc ván dăm, có thể cải thiện độ chính xác và hiệu quả lắp đặt. OSB dễ dàng hoàn thiện bằng lớp sơn hoặc nhuộm màu để tạo ra lớp hoàn thiện mong mốn.

Không giống như MDF hay ván dăm cần lớp phủ veneer hoặc melamine tạo tính thẩm mỹ cho bề mặt, OSB thì không mà dùng bề mặt gỗ tự nhiên.

Tiết kiệm chi phí là một lợi ích khác của OSB. Giảm thiểu chất thải và mức tiêu thụ năng lượng.

Vì làm từ dăm gỗ tái chế, giúp giảm nhu cầu về gỗ nguyên sinh, góp phần bảo vệ môi trường bền vững, hàm lượng formaldehyde ít hơn so Okal

Cuối cùng, OSB có đặc tính cách âm giúp giảm truyền tiếng ồn và tạo không gian yên tĩnh trong nhà và văn phòng làm việc.

Các tiêu chuẩn ván OSB

Ván OSB được phân loại thành bốn cấp độ theo tiêu chuẩn Châu Âu, cụ thể là OSB-1, OSB-2, OSB-3 và OSB-4. Sự khác biệt nằm ở độ dày, mật độ, độ bền liên kết và độ hoàn thiện bề mặt của tấm OSB.

OSB-1 : loại chất lượng thấp nhất và phù hợp cho các ứng dụng không liên quan đến kết cấu như bao bì và lớp lót đồ nội thất.

OSB-2: Chất lượng tốt hơn OSB-1 một chút, bề mặt đồng đều, cạnh láng mịn hơn OSB/1 phù hợp cho các ứng dụng kết cấu nhẹ như vách ngăn và sàn nhà.

OSB-3: Là loại phổ biến nhất hiện nay, dăm gỗ thường gỗ thông. Chịu được tải trọng và va đập trong thời gian dài hơn OSB-2.
Loại này thường được sử dụng để ốp tường, sàn mái và đồ nội thất.

OSB-4: Có chất lượng cao nhất. Nó thường được sử dụng cho các ứng dụng chịu tải nặng như tường, sàn và mái nhà chịu lực.

Hướng dẫn làm việc với ván OSB

Bảo quản tấm OSB phẳng và khô để tránh cong vênh.
Sử dụng đồ bảo hộ, chẳng hạn như găng tay, kính bảo hộ và khẩu trang, khi cắt hoặc khoan OSB.
Sử dụng đúng đinh, ốc vít đúng kích thước và tránh bắt khoan quá chặt hoặc đóng quá nông.
Khoảng cách giữa các tấm đúng cách để có thể giãn nở và co lại do độ ẩm và nhiệt độ thay đổi.
Kiểm tra xem có bất kỳ mắt hư, vết nứt, trước khi sử dụng các tấm để tránh làm yếu hoặc ảnh hưởng đến kết cấu.
Nếu lắp đặt, bảo dưỡng không đúng cách dẫn đến tình trạng tấm OSB phồng rộp, cong vênh, tách lớp.
Hãy tuân thủ hướng dẫn lắp đặt và bảo trì của nhà sản xuất và giải quyết mọi vấn đề tiềm ẩn có thể ảnh hưởng đến hiệu suất của OSB.

Sản phẩm liên quan

Nguồn: LTLumber