Gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là vật liệu không thể thiếu trong lĩnh vực sản xuất đồ nội thất cũng như làm vật liệu xây dựng. Tính linh hoạt và đa năng nên nó là lựa chọn khác của gỗ tự nhiên. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu gỗ công nghiệp là gì, cách chế tạo, ưu nhược điểm và ảnh hưởng của nó đối với thiết kế nội thất đương đại.
Định nghĩa gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp là một loại sản phẩm gỗ phái sinh được sản xuất bằng cách liên kết các sợi gỗ, dăm gỗ hoặc lớp gỗ với nhau bằng chất kết dính để tạo thành tấm.
Gỗ công nghiệp tận dụng tối đa nguồn gỗ nguyên liệu thô, thường sử dụng những cây nhỏ hơn, gỗ thải và các loại gỗ rẻ hơn để tạo ra các sản phẩm có thể sánh ngang hoặc thậm chí vượt trội hơn gỗ cứng ở vài khía cạnh.
Gỗ công nghiệp cải thiện một số hạn chế của gỗ tự nhiên như xu hướng cong vênh, nứt, mối mọt. Chất lượng đồng nhất, kích thước lớn, hiệu suất cao.
Quy trình sản xuất
Quá trình sản xuất gỗ công nghiệp bao gồm một số bước, tùy thuộc vào loại sản phẩm cụ thể. Tuy nhiên, quy trình chung thường bao gồm:
Chuẩn bị nguyên liệu thô: Gỗ được thu hoạch và chế biến thành dạng yêu cầu (sợi, dăm bào hoặc ván mỏng).
Làm khô: Các thành phần gỗ được sấy khô đến độ ẩm cụ thể để đảm bảo độ ổn định trong sản phẩm cuối cùng.
Trộn với chất kết dính: Các thành phần gỗ được trộn với nhựa hoặc chất kết dính sẽ liên kết nguyên liệu gỗ với nhau.
Tạo hình: Hỗn hợp được tạo thành hình dạng mong muốn, thường là ở dạng tấm theo độ dày 3mm đến 25mm và kích thước 1220mm x 2440mm, 1830mm x 3600mm…
Ép: Vật liệu đã tạo hình được xử lý bằng nhiệt và áp suất để làm khô keo và tạo ra sản phẩm rắn chắc, ổn định.
Hoàn thiện: Các tấm ép có thể được chà nhám, cắt theo kích thước hoặc xử lý bề mặt nếu cần.
Các loại gỗ công nghiệp phổ biến
Ván ép: Còn gọi là gỗ dán hay plywood, một trong những loại gỗ công nghiệp lâu đời nhất và được sử dụng rộng rãi nhất. Ván ép bao gồm các lớp gỗ mỏng dán lại với nhau. Các lớp liền kề vuông góc với nhau tạo nên độ bền và độ ổn định cao (LVB). Ngoài ra còn có loại ván ép LVL – Các lớp gỗ được xếp lên nhau cùng chiều dọc giúp tấm ván dễ dàng được uống cong.
Ván OSB: Còn gọi văn dăm định hướng làm từ các dăm gỗ (dăm to hơn ván Okal) được sắp xếp thành nhiều lớp và liên kết bằng nhựa. Các dăm gỗ ở lớp ngoài được xếp song song với cạnh dài của tấm ván, tạo nên độ bền và độ cứng.
Ván mdf: Được sản xuất sợi gỗ kết hợp keo kết dính tạo thành các tấm ván dưới nhiệt độ và áp suất cao.
Ván Okal: Tương tự như MDF nhưng được làm bằng các dăm gỗ lớn hơn.
Ưu điểm gỗ công nghiệp
Độ đồng nhất: Gỗ công nghiệp đồng nhất về chất lượng cũng như bề mặt, không mắt hư, mắt đen
Độ ổn định về kích thước: Không bị giãn nở và co lại do độ ẩm và nhiệt độ thay đổi. Kích thước lớn giúp các nhà sản xuất dễ dàng tùy chỉnh
Tối ưu nguồn tài nguyên: Tận dụng các loài cây phát triển nhanh giúp giảm nhu cầu về rừng nguyên sinh.
Chi phí rẻ: Gỗ công nghiệp là lựa chọn rẻ hơn nhiều gỗ tự nhiên, nhất là các dòng gỗ cao cấp
Nhược điểm gỗ công nghiệp
Formaldehyde: Gỗ công nghiệp có chứa lượng nhỏ formaldehyde hoặc các hóa chất khác từ chất kết dính được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Khả năng điều chỉnh: Không giống như gỗ cứng, gỗ công nghiệp không thể chà nhám và hoàn thiện lại nhiều lần.
Nhảy cảm với nước: Mặc dù ổn định hơn gỗ cứng, nhưng để độ ẩm, nước xâm nhập đủ lâu, sản phẩm không thể sửa chữa
Nhận thức: Một số người tiêu dùng vẫn thích tính thực dụng và chất lượng của gỗ cứng, đặc biệt là đối với nội thất cao cấp cổ điển.
Ứng dụng gỗ công nghiệp
Xây dựng: Ván ép, OSB sử dụng rộng rãi trong xây dựng dân dụng và thương mại như lót sàn bê tông, đóng gói bao bì, kệ hàng, sàn container.
Sản xuất đồ nội thất: Ván MDF và ván dăm thường được sử dụng trong đồ nội thất sản xuất hàng loạt, thường được phủ bằng chất liệu như sơn Pu, giấy keo, melamine, acrylic, veneer
Sản xuất đồ thủ công, quảng cáo, quà tặng: MDF là sản phẩm thường được làm tranh trang trí, vách ngăn, lịch, hộp quà tặng hay menu, bảng hiệu quảng cáo, loa…
Gỗ công nghiệp không chỉ là một giải pháp thay thế cho gỗ tự nhiên – mà còn là một nhóm vật liệu đại diện cho sự giao thoa giữa tài nguyên thiên nhiên, công nghệ và sự khéo léo của con người. Khi nhu cầu về vật liệu xây dựng của chúng ta phát triển và sự hiểu biết của chúng ta về tác động môi trường ngày càng tăng, gỗ công nghiệp sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc định hình thế giới xung quanh ta.